Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Trống Đồng nhạc cụ độc đáo của người Việt

trống đồng là một nhạc khí, vị trí để tác động lên trống chủ yếu là trung tâm của mặt trống, nơi có hình mặt trời được đúc khá dày. Tuy nhiên để tạo ra được những âm thanh khác nhau, có thể những vị trí xung quanh đó, bảo gồm cả tang và thân trống cũng được tận dụng để tác động.


Về tư thế, trống đồng được đánh dựa trên 2 kiểu chính: thứ nhất, ngửa mặt trống lên và tác động thẳng đứng xuống trung tâm mặt trống. Phía dưới chân trống có thể được kê lên cao hoặc tạo những “hố cộng hưởng”. Tuy nhiên, cách này chủ yếu mang tính chất diễn tấu, không mang lại hiệu quả về âm thanh; thứ 2, trống được buộc dây vào quai và treo lên, người đánh dùng dùi tác động vào mặt hoặc thân và tang trống. Cách này tạo có thể tạo ra được hiệu quả về âm thanh hơn và hiện nay vẫn còn được một số dân tộc thiểu số sử dụng.

Tùy thuộc vào kiểu đánh trống mà vật tác động lên trống (dùi) cũng dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, những chiếc dùi được làm bằng gỗ, đầu bọc vải để hạn chế làm biến dạng hoa văn trên trống.


Trải qua trên dưới 2000 năm, bên cạnh việc bảo lưu những nét đặc trưng từ thời Đông Sơn thì cũng có nhiều nét văn hóa đã mất, trong đó có phong tục đánh trống đồng sử dụng trống đồng. Do đó, việc phục dựng lại truyền thống đánh trống đồng ở người Viêt hiện nay cũng còn nhiều quan điểm và luận giải khác nhau. Với phương pháp tiếp cận liên ngành khảo cổ học và dân tộc học, chúng ta có thể  tìm hiểu về cách thức đánh trống đồng của người Việt cổ một cách tương đối toàn diện. Tuy nhiên, bài viết này chỉ có thể đưa ra những tư liệu mang tính chất gợi mở. Trong tương lai, cần có những nghiên cứu thêm về vấn đề này.

Xem chi tiết hình ảnh Trống Đồng mạ vàng bởi Karalux:


Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm biểu tượng Chùa Một Cột, Hoặc các biểu tượng khác của Hà Nội tại:  Trongdongmavang.blogspot.com


Minh Thắng/Mavang.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét